Bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện đang là một trong những nỗi lo lớn của toàn nhân loại kho số người mắc bệnh ngày càng gia tăng với mức chóng mặt. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Một vấn đề hiện đang có được sự quan tâm đặc biệt từ rất nhiều người. Gần đây, chuyên mục chuabenhtieuduong.net cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc xoay quanh vấn đề này.
Anh Nguyễn Trung Dũng (43 tuổi, Quận 9, TP.HCM) có hỏi: “Tôi sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đã được vài năm nay, do kiểm soát đường huyết khá tốt nên đến nay tôi vẫn chung sống hòa bình với bệnh. Thế nhưng cùng khu phố với tôi có anh Sơn cũng bị bệnh tiểu đường gần đây phải cưa cả chân đi vì biến chứng tiểu đường. Tôi cứ ám ảnh mãi, không biết bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không bác sĩ? Bệnh có những biến chứng gì vậy ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.”

Giải đáp thắc mắc
Chào anh Trung Dũng! Khi tận mắt chừng kiến những gì xảy ra với anh Sơn chúng tôi nghĩ rằng anh cũng đã phần nào hiểu được sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Không phải tự nhiên mà các nhà nghiên cứu nhận định nó là một kẻ giết người thầm lặng. Chắc chắn rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lí rất nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp anh Dũng cũng như mọi người hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua những biến chứng của nó.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Bác sĩ Tạ Quang Đăng (Khoa Nội tiết Đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội) nhận định: “Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một thể bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, đang rình rập và đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Sự nguy hiểm của bệnh bắt nguồn từ việc không kiểm soát tốt đường huyết, lượng đường trong máu luôn ở mức cao trong một khoảng thời gian dài.”
Khi đang sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau đây.
1. Những biến chứng cấp tính
Đây là những biến chứng thường đến mà không báo trước, chỉ xảy ra đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là đẩy người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong.
+ Tình trạng tăng đường huyết
Khi lượng đường trong máu bị gia tăng một cách đột ngột dù bất cứ lí do gì cũng có thể khiến người bệnh gặp phải hiện tượng tăng áp lực thẩm thấu của máu hay nhiễm ceton acid.
Khi gặp phải tình trạng này người bệnh phải được cấp cứu ngay lập tức. Bởi nếu để lâu nó có thể dẫn tới hôn mê sâu và khiến người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong.
+ Tình trạng hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2. Biến chứng này xảy ra khi chỉ số đường huyết giảm xuống dưới mức 3,6 mmol/L. Do người bệnh dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống quá kiêng khem, sử dụng nhiều thức uống có cồn,… khiến cơ thể mệt mỏi, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng đầu óc, tái xanh mặt mày,…

Hiện tượng hạ đường huyết nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời sẽ khiến người bệnh ngất xỉu, rất nguy hiểm cho tính mạng.
2. Những biến chứng mạn tính
Không đến một cách đột ngột như các biến chứng cấp tính, những biến chứng mạn tính thường sẽ âm ỉ xuất hiện trong cơ thể người bệnh và luôn chờ cơ hội để bùng phát. Các biến chứng mạn tính thường dễ xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lâu năm và nó như một phần khó tránh khỏi trong sự phát triển lâu dài của bệnh. Đặc biệt, ở những người không có được sự kiểm soát đường huyết tốt sẽ dễ dàng mắc phải các biến chứng tiểu đường sau đây.
+ Biến chứng ở mắt
Đây là một trong những biến chứng khá thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi khi lượng đường trong máu ở mức cao sẽ làm tổn thương hệ thống các mao mạch ở khu vực mắt. Người bệnh sẽ dễ dàng mắc một số bệnh lí khá nguy hiểm như đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, tăng nhãn áp, glaucoma,… Mới đầu có thể khiến tầm nhìn của mặt bị hạn chế, nhìn mờ dần và lâu có thể dẫn tới hiện tượng mù lòa vĩnh viễn.
+ Biến chứng về thận
Hàm lượng trong máu cao cũng sẽ gây ra rất nhiều áp lực cho thận, khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để giải quyết bớt lượng đường dư thừa. Điều này cứ liên tục tái diễn sẽ làm tổn thương các vi mạch tại thận và dẫn tới suy thận.
Nhiều thống kê cũng đã chỉ ra rằng, chính biến chứng ở thận là căn nguyên hàng đầu khiến các bệnh nhân tiểu đường đứng trước nguy cơ tử vong.
+ Một số vấn đề tim mạch
Biến chứng về tim mạch là một trong những biến chứng rất khó tránh khỏi ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết có tới hơn 65% số người chết vì bệnh tiểu đường là do các vấn đề về tim mạch.
Người bị tiểu đường tuýp 2 nếu không có sự kiểm soát đường huyết tốt sẽ dễ dàng bị các biến chứng như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tai biến mạch máu não,… Đây đều là những biến chứng hết sức nguy hiểm có thể dẫn tới bại liệt, thậm chí là tử vong.

+ Biến chứng nhiễm trùng
Lượng đường trong máu ở mức cao không những làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể mà còn là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Chính vì thế mà người bị tiểu đường tuýp 2 sẽ thường gặp phải các hiện tượng như nhiễm trùng răng lợi, đường sinh dục hay đường tiết niệu,…
Hiện tượng viêm nhiễm do bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị, nhiều khi đã điều trị nhưng vẫn sẽ thường xuyên tái lại.
+ Biến chứng thần kinh
Đây cũng là một biến chứng rất thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Biến chứng này có thể xuất hiện sớm hơn so với các biến chứng ở trên. Thường biểu hiện ở hai dạng chính đó là biến chứng thần kinh tự động và biến chứng thần kinh ngoại biên.
Người bệnh sẽ gặp phải một số tình trạng như tay chân tê bì, dị cảm, chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế, tim đập nhanh hơn khi nghỉ, rối loạn tiêu hóa,… Nếu người bệnh là nam thì rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn cương dương,… Biến chứng thần kinh còn có thể dẫn tới teo cơ hay liệt dây thần kinh ở sọ rất nguy hiểm.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, chắc chắn rằng anh Dũng cũng như quý độc giả đã có câu trả lời xác đáng cho vấn đề “Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?”. Điều quan trọng nhất bây giờ là mọi người cần có những biện pháp thích hợp để kiểm soát tốt lượng đường trong máu mới có thể đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Chúc mọi người sức khỏe!
Hải Ngọc
Bạn nên tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!