Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Gợi ý từ Bác Sĩ Chuyên Khoa

Thứ Tư, 04-07-2018

Một trong những vấn đề các mẹ thắc mắc đó là tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Cùng lắng nghe ý kiến của GS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê (Nguyên trưởng bộ môn Nội tiết – Đại học Y dược TPHCM) về chế độ ăn uống thích hợp cho mẹ bầu.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

Thực tế, không ít mẹ bầu trong quá trình mang thai lại mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Với tình trạng nội tiết tố thay đổi đã khiến cho lượng insulin trong cơ thể giảm xuống nhanh chóng. Chính điều này đã khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh nhân sẽ phát hiện bệnh ở tuần thai thứ 24 – 28 thông qua một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Theo BS. Nguyễn Thy Khuê, người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để có thể kiểm soát đường huyết. Tin vui cho mẹ bầu là có khoảng 90 % bệnh nhân có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ vào việc ăn uống khoa học và luyện tập thể dục. 

Để giúp kiểm soát tốt đường huyết mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể cân nhắc, lựa chọn các thực phẩm dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1/ Thức ăn có lượng glucose thấp

Sử dụng các loại thực phẩm có lượng glucose thấp không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà còn giúp cho thai nhi phát triển bình thường. Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1.500 – 1.800Kcal. Đây là lượng thức ăn thích hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, giúp điều hòa đường huyết trong máu.

Một số loại thực phẩm có lượng glucoso thấp, mẹ bầu có thể bổ sung như rau xanh, mướp đắng, bí đao,… Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mà cần phải chia nhỏ ra làm 2 – 3 bữa để cơ thể có thể tiêu hóa hết lượng đường và tránh tình trạng tăng đường huyết.

2/ Thực phẩm chứa đạm, canxi, chất khoáng, vi lượng, sắt, kẽm,…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên các loại thực phẩm có chứa nhiều các thành phần như đạm, canxi, chất khoáng, kẽm,… Những thành phần này không chỉ có tác dụng điều hòa đường huyết mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường thai kỳ nên bổ sung đạm cho cơ thể
Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung nhiều đạm cho cơ thể

Một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ như thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa,…  Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu có thể chia các loại thực phẩm

3/ Các loại rau củ, trái cây 

Đây là loại thực phẩm có thể tốt cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Các loại rau quả sẽ cung cấp chất xơ, magie, canxi, omega – 3,… cần thiết cho sự phát triển của bé và giảm được nguy cơ biến chứng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu người bệnh bổ sung quá nhiều những thực phẩm này cho cơ thể, nhất là loại trái cây có vị ngọt sẽ gây phản tác dụng và khiến đường huyết trong máu tăng nhanh hơn.

Tốt nhất, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn khoảng 1 – 3 phần trái cây và chia nhỏ ra nhiều bữa ăn. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn những loại trái cây khô, đã được chế biến sẵn. Chúng có chứa một lượng đường khá lớn và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

4/ Uống sữa

Trong quá trình mang thai, việc uống sữa có tác dụng rất tốt cho cơ thể của người mẹ, nhất là bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ. Với hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất cao, sữa giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh và hỗ trợ tốt cho thai nhi phát triển bình thường.

Mặc dù sữa rất tốt cho sức của mẹ và thai nhi nhưng với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ nên sử dụng sữa ở mức độ vừa phải. Mẹ bầu nên biết rằng, sữa là một dạng chất lỏng của carbohydrate. Việc mẹ bầu uống sữa quá nhiều sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi bởi sữa có thể làm tăng đường huyết trong máu.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào mới đúng?

Thực tế, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát nếu người bệnh ăn uống đúng cách. Tuy nhiên, điều mà rất nhiều người thắc mắc là với căn bệnh này, việc ăn uống như thế nào mới đúng?

Theo BS. Nguyễn Thy Khuê, nếu chẳng may mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì việc quan trọng nhất là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt là phải tuân thủ đúng các nguyên tắc ăn uống để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Cụ thể, các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ
Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ
  • Ăn sáng đầy đủ: Việc bổ sung năng lượng vào buổi sáng là điều cần thiết cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Lượng dinh dưỡng buổi sáng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng ổn định đường huyết.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày: Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thức ăn một lần mà nên chia ra thành nhiều bữa ăn khác nhau. Người bệnh có thể chia ra khoảng 5 – 6 bữa ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh. Đây cũng là cách tạo điều kiện cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.
  • Không được bỏ bữa: Việc người bệnh cắt bớt khẩu phần ăn hàng ngày có thể khiến cho đường huyết bị rối loạn, không ổn định.

Trên đây là những loại thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn để dễ dàng kiểm soát căn bệnh của mình. Để tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra, mẹ bầu nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
   

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?    

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không là vấn đề...

   

Bị bệnh tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không bác sĩ?    

Tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không? Một câu hỏi khiến rất nhiều...

   

Khi bị tiểu đường thai kỳ có được ăn bưởi không?    

Các mẹ ơi, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn bưởi không ạ?...

   

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ các mẹ nên biết    

Bất cứ bà mẹ nào mang thai cũng đều hy vọng những điều tốt đẹp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *