Theo thống kê, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng tăng cao, kèm theo đó là số lượng những người tử vong do căn bệnh này cũng gia tăng không kém. Vậy người bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Liệu tuổi thọ của họ có thể kéo dài như những người bình thường khác? Vấn đề này sẽ được giải đáp sáng tỏ trong bài viết dưới đây.
Không thể khẳng định người bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu
Thật khó để có thể khẳng định chính xác bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sống được bao nhiêu năm. Thực tế, có không ít bệnh nhân đã bị tử vong đột ngột kể từ khi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, hạ huyết áp,… Đây là những biến chứng có thể xảy ra sau 5 – 10 năm, kể từ ngày bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và chúng có thể cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào.
1/ Tuổi thọ bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 giảm xuống 10 năm so với người bình thường
Thông tin này đã khiến cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất lo lắng. Với tuổi thọ ngày càng thu hẹp, không ít người bệnh luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm vì những biến chứng phức tạp của bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tuổi thọ của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm xuống đáng kể.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện phổ biến ở những người lớn tuổi, do việc kiểm soát lượng đường huyết không tốt. Bên cạnh đó, các biến chứng của bệnh càng khiến người bệnh bị giảm tuổi thọ và đứng trước nguy cơ tử vong cao hơn.
2/ Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể sống lâu đến 80 – 90 tuổi nếu biết phương pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất
Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy, nếu bệnh nhân áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và kiểm soát tốt đường huyết sẽ có thể sống khỏe mạnh như những người bình thường. Thậm chí tuổi thọ có thể kéo dài đến 80 – 90 tuổi.
Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt trội của các trang thiết bị y tế hiện nay, cùng một số phương pháp chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ra đời, khiến việc điều trị căn bệnh này được cải thiện đáng kể.
Thực tế, hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Một số nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới đã tìm ra được cách điều trị căn bệnh này nhưng tất cả cũng chỉ là thí nghiệm chứ chưa áp dụng cho con người.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh này cho đến hết cuộc đời, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải biết cách kiểm soát đường huyết của mình để có thể an tâm sống tốt với bệnh.
3/ Phương pháp kiểm soát đường huyết cho bệnh tiểu đường tuýp 2
Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 là áp dụng một số phương pháp kiểm soát đường huyết. Trong đó, chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với người bệnh. Với căn bệnh này, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các loại vitamin từ rau xanh. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải kiêng sử dụng các loại thực phẩm chứa quá nhiều vị ngọt.
- Bệnh nhân không nên quá lo lắng, căng thẳng mà hãy thoải mái và chủ động trong việc điều trị bệnh để có thể sống khỏe với căn bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Uống nước thường xuyên để thanh lọc và tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng khiến bệnh tình càng tồi tệ hơn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng một số bài tập nhẹ nhàng.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, hạn chế tình trạng tăng cân quá mức, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Như vậy, ta không thể khẳng định chắc chắn được bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sống được bao nhiêu năm. Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động kiểm soát đường huyết của mình để có thể dễ dàng duy trì cuộc sống mà không phải lo lắng những biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thường xuyên tiến hành thăm khám để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể của mình, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!