Gần đây chuyên mục chúng tôi thường xuyên nhận được thư của quý độc giả hỏi về vấn đề chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?. Điều này cho thấy hiện nay bệnh tiểu đường đang trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều người.
Chị Nguyễn Thanh Hoa (39 tuổi, TP.HCM) có hỏi: “Gần đây tôi có để ý thấy mỗi khi tắm xong để quần lót qua đêm sáng mai mới giặt thì có kiến bu vào. Thấy mọi người bảo đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tôi rất lo lắng nhưng lại chưa có thời gian đi khám. Tôi có mua máy về để đo ở nhà xem sao nhưng lại không biết chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.”

Chị Thanh Hoa thân mến!
Cảm ơn chị đã tin tưởng chuyên mục chúng tôi và gửi câu hỏi về nhờ chúng tôi giải đáp. Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng lên với con số đáng báo động. Điều mà chị Thanh Hoa đang thắc mắc cũng chính là nỗi trăn trở của không ít người. Bởi nắm bắt được chỉ số đường huyết như thế nào là an toàn, như thế nào là bị tiểu đường chính là yếu tố quan trọng để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Hôm nay, chuyên mục chúng tôi sẽ giúp chị Thanh Hoa và quý độc giả làm sáng tỏ vấn đề này.
I. Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường
Chắc hẳn, chị Thanh Hoa và quý độc giả cũng biết rằng, cơ thể chúng ta luôn cần một lượng đường nhất định để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Tuy nhiên nếu quá trình chuyển hóa Glucose trong cơ thể gặp phải trục trặc thì có thể khiến lượng đường tích tụ trong máu và gây nên bệnh đái tháo đường. Và chỉ có việc đo đường huyết mới có thể xác định được rằng mình có đang sống chung với bệnh hay không.
Bằng cách dùng máy đo đường huyết tại nhà thì người bệnh cũng có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh quái ác này. Nhưng hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết rằng chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường. Để đánh giá mức độ đường huyết như thế nào là cao còn phụ thuộc vào thời điểm tiến hành đo đường huyết là lúc đói hay lúc bình thường hay sau khi ăn.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thì chỉ số đường huyết ở mức an toàn được xác định như sau:
- Chỉ số đường huyết trong lúc đói: Ở vào khoảng 3,9 đến 7,2 mmol/L.
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: Ở vào khoảng nhỏ hơn 10 mmol/L.
- Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ: Nằm trong khoảng 6,0 đến 8,3 mmol/L.

Dựa vào mức đường huyết an toàn mà ADA đã xác định thì mọi người cũng có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số đường huyết ở mức cao tại các thời điểm trên sẽ là:
- Lúc đói: Vượt ngưỡng 7,2 mmol/L.
- Sau khi ăn 2 giờ: Lớn hơn 10 mmol/L.
- Trước khi đi ngủ: Hơn 8,3 mmol/L.
Khi chị Thanh Hoa và mọi người tiến hành đo đường huyết ở nhà tại các thời điểm trên mà chỉ số đường huyết đều vượt ngưỡng cho phép như chúng tôi vừa nêu thì cần hết sức chú ý. Mặc dù chưa đủ căn cứ để kết luận là đang sống chung với bệnh tiểu đường nhưng nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Lúc này, tốt nhất là mọi người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ có thể dùng các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Đặc biệt là việc dùng xét nghiệm HbA1c sẽ giúp chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng bệnh tiểu đường.
Bạn nên tham khảo thêm: Chỉ số HbA1c là gì? Người tiểu đường cần biết để kiểm soát bệnh
Khi kiểm tra đường huyết tại nhà, để có thể có được kết quả tương đối nhất thì mọi người cần nhịn ăn trước đó khoảng 8 – 10 giờ đồng hồ rồi mới kiểm tra đường huyết lúc đói. Vẫn thực hiện chế độ ăn uống bình thường tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều đồ ngọt, rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
II. Cần làm gì khi chỉ số đường huyết ở mức cao?
Khi đo đường huyết ngay tại nhà nếu phát hiện chỉ số đường huyết thường xuyên ở mức cao thì mọi người cũng cần hết sức lưu ý. Mặc dù có thể bạn không mắc bệnh tiểu đường nhưng nguy cơ bệnh đang tiềm ẩn và có thể khởi phát bất cứ lúc nào là rất cao.

Nếu phát hiện chỉ số đường huyết luôn ở mức cao mà chúng tôi có nói ở phần trên thì bạn cần:
- Sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác rằng bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. Từ đó sớm có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
- Cần điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống để có thể đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn. Bạn cần hạn chế tinh bột trong bữa ăn, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây. Giảm bớt việc ăn các loại đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt và thuốc lá.
- Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, cần ngủ đủ giấc, tránh những áp lực, căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa mang lại mong rằng chị Thanh Hoa và quý độc giả đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?”. Tốt nhất khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bệnh tiểu đường, đo ở nhà thấy chỉ số đường huyết ở mức cao thì nên đến ngay các cơ sở y tế thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đừng để bệnh tiểu đường có cơ hội phát triển và gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Hải Ngọc
Có thể bạn chưa biết: Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!