Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường được chuyên gia chia sẻ

Thứ Ba, 01-05-2018

Chế độ ăn bệnh tiểu đường là một phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Bởi xây dựng một chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết rất tốt.

Chế độ ăn bệnh tiểu đường
Chế độ ăn bệnh tiểu đường bạn nên biết càng sớm càng tốt

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn bệnh tiểu đường

Thông thường việc điều trị bệnh tiểu đường chủ yếu là dùng thuốc để làm ổn định đường huyết. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Còn khiến cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Thay vào đó, để làm giảm lượng đường huyết bạn nên có chế độ ăn khoa học, đúng nguyên tắc. Điều này sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh và kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân.

# Thời gian ăn:

– Khác với người bình thường, ở người bệnh tiểu đường cần phải phân chia thời gian ăn hợp lý. Nên ăn đúng giờ giấc, tuyệt đối không nên ăn quá trễ hoặc ăn khi cảm thấy quá đói.

Thời gian trong chế độ ăn bệnh tiểu đường
Thời gian ăn hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh tiểu đường

– Hạn chế ăn quá no. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời, ngăn chặn quá trình tích trữ đường trong máu tăng lên.

– Tuyệt đối không ăn quá khuya trước khi đi ngủ. Bởi ăn khuya sẽ làm cho đường huyết tăng lên vào buổi sáng sớm. Khiến cho các triệu chứng bệnh tiểu đường thêm trầm trọng.

– Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, cần phải ăn chậm, nhai kỹ.

# Khẩu phần dinh dưỡng phù hợp:

Khẩu phần dinh dưỡng ở người bệnh tiểu đường sẽ dựa vào sở thích, độ tuổi, giới tính, cân nặng. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng đường huyết trong máu, bắt buộc người bệnh phải đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cụ thể như sau:

– Bữa ăn cần phải đảm bảo ăn nhiều rau xanh, protein (từ hải sản, cá, thịt gà), dầu thực vật. Hạn chế tinh bột, chất béo chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

– Sau khi ăn xong nên dùng các loại trái cây như cam, bưởi, chuối, xoài, đào, đu đủ, dưa hấu… Không được ăn các loại trái cây có chứa nhiều đường.

Khẩu phần trong chế độ ăn bệnh tiểu đường
Các loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

– Nên ăn một hũ sữa chua không đường trước bữa ăn sẽ giúp bạn làm giảm sự hấp thu tinh bột đường. Nó cũng giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết sau bữa ăn.

– Nếu bạn có sở thích uống sữa thì nên uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không uống sữa vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nên lựa chọn loại sữa ít béo, không đường chẳng hạn như sữa đậu nành.

# Phương pháp chế biến món ăn đúng cách:

– Trao đổi cùng với bác sĩ Trần Văn Bông chuyên khoa nội tiết cho biết, bệnh nhân tiểu đường cần phải nắm vững nguyên tắc chế biến món ăn có lợi cho sức khỏe. Nên chế biến món ăn ở dạng luộc, hấp, nấu canh, nấu nhừ….sẽ tốt hơn so với những món chứa nhiều dầu mỡ từ chiên, xào, nướng….

Chế biến món ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường
Chế biến món ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

– Hạn chế ăn ngoài quán hay các loại thức ăn nhanh đã chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc. Vì quá trình chế biến không đảm bảo an toàn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

# Nên tập trung khi ăn:

– Khi quá bận rộn với công việc, nhiều người chọn cách vừa ăn vừa làm để tiết kiệm thời gian. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kéo dài thời gian ăn. Còn khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ thêm.

Vì thế, nguyên tắc bạn cần nắm vững là tập trung vào việc ăn. Để công việc sang một bên và xử lý nó sau khi ăn xong.

Chế độ ăn bệnh tiểu đường được chuyên gia khuyên dùng

Trên thực tế, nhiều nguồn thông tin đã đưa ra chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Thế nhưng, điều này chỉ nói chung chung và không phải bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng có thể áp dụng và mang lại kết quả tốt.

Bác sĩ Trần Văn Bông cho biết, bệnh nhân tiểu đường muốn có một chế độ ăn uống đúng cách, đảm bảo năng lượng trong cơ thể hoạt động mỗi ngày và kiểm soát đường huyết thì cần phải dựa vào 3 yếu tố cơ bản sau đây:

  • Phân loại bệnh tiểu đường.
  • Thể trạng người bệnh.
  • Loại hình lao động khi mắc bệnh tiểu đường.

Theo các nhà nghiên cứu, dựa vào thể trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ lao động sẽ có mức tiêu hao lượng Kcal khác nhau. Được biểu hiện qua bảng số liệu thống kê sau đây:

Thể trạng Lao động nhẹ Lao động vừa Lao động nặng
Gầy 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg 45 Kcal/kg
Trung bình 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg 40 Kcal/kg
Mập 25 Kcal/kg 30 Kcal/kg 35 Kcal/kg

Nhìn chung bạn có thể thấy, dù là lao động nặng hay nhẹ đi chăng nữa, mức tiêu hao lượng Kcal của người mập vẫn thấp hơn những người ở thể trạng trung bình và gầy yếu. Chính vì thế, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần phải có sự phân chia rõ rệt. Hạn chế tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt ở từng đối tượng. Dưới đây là chế độ ăn bệnh tiểu đường khoa học mà bạn nên xây dựng.

1. Các loại rau củ quả tươi:

Bổ sung các loại rau có màu xanh đậm (chứa hàm lượng vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, sắt…. ), các loại trái cây ít đường, thức uống từ chè xanh, nước lọc…. cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể và làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu. Tuyệt đối tránh lựa chọn và sử dụng các loại trái cây ngọt như xoài, nho, nhãn…

Các loại rau củ quả không thể thiếu trong chế độ ăn bệnh tiểu đường
Các loại rau củ quả không thể thiếu trong chế độ ăn bệnh tiểu đường

Đối với người gầy bạn nên lựa chọn và bổ sung các loại rau xanh và trái cây từ 500- 600 gram, người trung bình từ 400- 500 gram và người mập từ 300- 400 gram.

2. Các loại thực phẩm chứa glucid:

Các loại thực phẩm này được phân chia làm 2 nhóm:

– Nhóm thực phẩm khi đưa vào ống tiêu hóa sẽ hấp thu nhanh: Bao gồm cơm, mì, ngô, mứt, đường mía, sô cô la, bánh kẹo ngọt, trái cây khô, kem, các loại nước ép từ hoa quả ngọt, nước ngọt có ga…. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng dù với lượng rất ít cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.

Thực phẩm chứa glucid trong chế độ ăn bệnh tiểu đường
Thực phẩm chứa glucid trong chế độ ăn bệnh tiểu đường

– Cũng theo đó, bạn nên tham khảo và lựa chọn nhóm thực phẩm chứa glucid khi đưa vào tiêu hóa chúng hấp thu chậm như: ngũ cốc, các loại trái cây ít ngọt, rau xanh, khoai tây….rất tốt cho sức khỏe. Nên bổ sung với hàm lượng từ 30-50gm/ tuần, phân chia thời gian hợp lí.

3. Thức ăn chứa tinh bột:

Nhiều ý kiến cho rằng, người bệnh tiểu đường không nên ăn tinh bột. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi bạn có thể bổ sung thực phẩm có chứa tinh bột ít hơn so với người bình thường như: Bánh mì đen, gạo lức, khoai sọ, khoai tây…. Những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn.

4. Thức ăn chứa chất béo:

Khi chất béo được đưa vào cơ thể chúng sẽ cung cấp đủ năng lượng. Nhưng đối với hàm lượng chất béo có trong mỡ động vật như gà, vịt, lợn… thì người bệnh tiểu đường không nên ăn. Thay vào đó bạn nên bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật từ các loại dầu đậu nành, hướng dương, đậu phộng…. mức tiêu thụ trung bình khoảng 200-250mg/ ngày.

5. Thức ăn chứa nhiều protein:

Một số loại thức ăn nhanh có chứa protein người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng. Thay vào đó, bạn nên quan tâm đến một số thực phẩm từ trứng, các loại cá biển, sữa không đường, thịt lợn nạc, thịt bò không có mỡ…không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn làm ổn định đường huyết trong cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn bệnh tiểu đường với các loại thịt chứa nhiều protein
Xây dựng chế độ ăn bệnh tiểu đường với các loại thịt chứa nhiều protein

Bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống khoa học, cần phải tuân thủ nghiêm túc để hạn chế tăng đường huyết và kiểm soát được lượng đường ổn định trong máu. Một số quy tắc trong chế độ ăn uống người bị tiểu đường nên chú ý như ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói hoặc không nên ăn quá no; chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để không làm đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn, hoặc tăng quá nhanh một lúc; không nên thay đổi nhiều, nhanh có cấu cũng như khối lượng các bữa ăn…

Ngoài chế độ ăn uống, vận động thể dục thể thao người bệnh tiểu đường cũng phải có phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh.

Hiện nay, dùng thuốc Đông y chữa tiểu đường đang được rất nhiều người tin dùng. Để có thể khám chữa bệnh tiểu đường dứt điểm bằng thuốc đông y, bệnh nhân nên đến Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y uy tín, chất lượng.

Hy vọng với thông tin về chế độ ăn bệnh tiểu đường trên sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời, giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể một cách tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
   

Các loại đường dành cho người tiểu đường được người bệnh tin dùng    

Việc sử dụng đường dành cho người tiểu đường sẽ có nhiều tác dụng tốt...

   

Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 như thế nào? Bạn đã biết chưa?    

Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 là việc làm có ý nghĩa rất quan...

   

Địa chỉ khám bệnh tiểu đường tại TP.HCM tốt nhất    

Việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường là vô...

   

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? [Bác sĩ giải đáp]    

Gần đây chuyên mục chúng tôi thường xuyên nhận được thư của quý độc giả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *