Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Thứ Tư, 04-07-2018

Mới đây, một số thông tin lan truyền cho rằng việc uống nước dừa sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thực hư vấn đề này như thế nào? Người bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa hay không?

THẮC MẮC:

Chào bác sĩ! Hiện tại, em đang mang thai ở tháng thứ 4 nhưng qua xét nghiệm, em biết mình bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Em nghe nói căn bệnh này sau khi sinh con xong sẽ tự hết và bắt buộc mẹ bầu phải có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng đường, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì thế, em có thắc mắc muốn hỏi: Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Em nghe nhiều người nói là không nên uống vì sẽ rất dễ làm cho lượng đường trong máu tăng cao và khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Thực sự, em không biết điều này có đúng hay không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em về chế độ ăn uống để em có thể cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

(Anh Thư, 28 tuổi, Quận Thủ Đức – TP.HCM)

Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?
Một số thông tin hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP:

Bạn Anh Thư thân mến!

Theo tỉ lệ thống kê của các chuyên gia sức khỏe, hiện nay, có khoảng 2 – 10% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân một phần do chị em ăn uống, tẩm bổ quá mức nhưng lại ít vận động dẫn tới tăng cân quá nhiều. Không giống như các dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ sẽ nhanh chóng hết sau khi sinh.

Tuy nhiên, những biến chứng của căn bệnh này khi mang thai lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Hà Ái Phương (Bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM) và nhận được câu trả lời như sau:

Nước dừa có tác dụng như thế nào với bệnh nhân tiểu đường?

Có thể nói, hầu hết mọi người đều rất thích uống nước dừa. Đây không đơn thuần là một loại nước giải khát mà nó còn là nguồn thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Với tác dụng thanh nhiệt, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nước dừa giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường rất tốt.

Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt thanh, tính mát, giúp điều trị các bệnh như tiêu chảy, phù thũng, viêm nhiễm và giúp kị gió,… Loại nước này còn được xem là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.

Người bệnh tiểu đường có thể uống nước dừa
Nước dừa – Nguồn dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nước dừa có chứa các thành phần Kali và Axit Lauric có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, nên có tác dụng ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về tim mạch thường gặp phải ở người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, nước dừa có chứa ít calo và chất béo, giúp đốt cháy nhiều calo và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chính vì thế, nước dừa rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vì có thể kiểm soát được cân nặng, tránh tình trạng béo phì, gây tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, khi bệnh nhân sử dụng nước dừa, một số khoáng chất trong đó sẽ làm giãn nở huyết mạch, giảm hình thành các cục máu đông nên sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn. Chất xơ và Axit Amino trong nước dừa còn có thể cản trở cơ thể hấp thu đường, tăng nhạy cảm với insulin. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước dừa để nhanh chóng kiểm soát được bệnh cho bản thân mình.

Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Trong các loại nước uống thì nước dừa là an toàn và tốt cho sức khỏe nhất. Với tác dụng thanh nhiệt, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nước dừa rất tốt cho người bệnh tim mạch, bệnh sỏi thận và tiểu đường.

Như chúng tôi chia sẻ ở trên, nước dừa có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường, kể cả các mẹ bầu mang thai đều có thể sử dụng loại nước này để uống hàng ngày. 

Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc uống nước dừa sẽ có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và hạn chế được tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải cứ uống thật nhiều nước dừa là tốt. Người bệnh cần phải biết uống đúng cách với mức độ hợp lý để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa. Về liều lượng uống và thời gian uống, người bệnh cũng nên biết để kiểm soát căn bệnh của mình tốt nhất.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa thế nào là đúng cách?

Như đã giải thích ở trên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ, các mẹ nên chọn mua dừa quả còn trong buồng về lấy nước uống trực tiếp. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần chú ý đến lượng nước dừa và lựa chọn thời điểm thích hợp để uống.

  • Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn chị em thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khi mang thai. Nếu uống nước dừa trong khoảng thời gian này sẽ nhanh chóng làm cho tình trạng ốm nghén càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, các mẹ không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn nên sẽ khiến các mẹ phải tiểu đêm nhiều, khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị viêm đường tiết niệu. 
  • Không được uống nước dừa quá nhiều: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Mặc dù, lượng đường chứa trong nước dừa không nhiều và tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Mẹ bầu chỉ nên uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày và đặc biệt là không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo no không tốt cho tình trạng bệnh.
  • Với những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi uống nước dừa.

Hy vọng câu trả lời sẽ giải đáp được thắc mắc cho mẹ bầu: Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách giúp các mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh được những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
   

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?    

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không là vấn đề...

   

Bị bệnh tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không bác sĩ?    

Tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không? Một câu hỏi khiến rất nhiều...

   

Khi bị tiểu đường thai kỳ có được ăn bưởi không?    

Các mẹ ơi, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn bưởi không ạ?...

   

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ các mẹ nên biết    

Bất cứ bà mẹ nào mang thai cũng đều hy vọng những điều tốt đẹp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *