Bị tiểu đường nên và không nên ăn trái cây gì?

Thứ Ba, 10-07-2018

Người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn trái cây gì để có thể kiểm soát được đường huyết ở mức ổn định? Cùng lắng nghe chuyên gia dinh dưỡng BS. Hà Thị Thu Trang (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) chia sẻ về vấn đề trên.

Bị tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường rất quan trọng, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, không phải bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nào cũng biết. Nếu lựa chọn sai, không những bệnh tình không được kiểm soát mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Theo BS. Thu Trang cho biết: “Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân cho rằng, trái cây có vị ngọt sẽ rất dễ khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng nhanh. Chính quan niệm sai lầm này đã khiến cho người bệnh tiểu đường loại bỏ ngay trái cây ra khỏi thực đơn ăn uống của mình. Tuy nhiên, chính những thành phần như vitamin, chất xơ, kali magie, chất chống ôxy hóa,… trong trái cây lại giúp bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường rất tốt.”

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên ăn một số loại trái cây dưới đây để có thể tăng cường sức đề kháng cho người bệnh:

  • Quả bưởi

Với lượng vitamin C dồi dào, bưởi là một trong những loại quả có thể giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát bệnh tiểu đường. Sử dụng nước ép bưởi thường xuyên sẽ là phương pháp giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng rất tốt.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bưởi có các thành phần như calcium, beta carotene, protein,… Đây là một trong những yếu tố giúp dễ dàng kiểm soát bệnh tiểu đường.

  • Quả táo

Một trong những nguyên liệu tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là sử dụng quả táo. Với thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa cao, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết trong máu của mình.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung táo cho cơ thể
Bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung táo cho cơ thể với một lượng vừa phải

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh quả táo có chứa nhiều thành phần pectin. Đây là chất có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp ngăn ngừa đường huyết trong máu tăng cao. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể ăn quả táo sau mỗi bữa ăn với một số lượng vừa phải.

  • Quả đu đủ

Một trong những loại trái cây được ưu ái dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường là quả đu đủ. Mặc dù đu đủ có vị ngọt nhưng chúng được chứng minh có thể ngăn ngừa được lượng đường huyết trong máu tăng cao.

Bên cạnh đó, đu đủ còn có tác dụng kiểm soát được chỉ số ure, cholesterol, cretinin và axit uric trong máu. Với ưu điểm vượt trội của đu đủ, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 2 miếng đu đủ mỗi ngày để dễ dàng kiểm soát đường huyết.

  • Quả ổi

Thành phần lycopene trong ổi cùng với lượng chất xơ, vitamin C, ka li cao sẽ giúp duy trì nồng độ đường trong máu.  Đặc biệt, các chất chống oxy hóa trong quả ổi sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa được các bệnh lý về tim mạch. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quả ổi để có thể ăn sau khi ăn cơm.

Ngoài những loại quả trên, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường còn có thể sử dụng một số trái cây như quả dưa lê, dâu tây, mâm xôi, quả cam, quả bơ,…

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Bên cạnh những loại trái cây có thể ăn thì người bệnh tiểu đường (nhất là tiểu đường tuýp 1) cần kiêng một số loại quả có chứa lượng đường glucoso hoặc fructozo để dễ dàng kiểm soát đường huyết của mình. Cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn các loại trái cây sau:

  • Quả nho

Đây là loại quả chứa lượng đường lớn. Nếu người bệnh bổ sung nho thường xuyên cho cơ thể vô tình sẽ đẩy nhanh lượng đường huyết tăng cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

  • Quả xoài

Cũng tương tự như nho, quả xoài có chứa lượng đường cao vượt ngưỡng cho phép để cung cấp vào cơ thể. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Nếu bệnh nhân muốn ăn, bạn chỉ nên sử dụng sau bữa ăn và nên ăn ít.

  • Quả chuối

Chuối vốn tốt cho sức khỏe của con người nhưng nếu người bệnh cung cấp quá nhiều chuối mỗi ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vốn dĩ chuối có chứa một lượng đường cao. Do đó, người bệnh nên chỉ nên dùng một quả chuối/ ngày, sau mỗi bữa ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn chuối
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên ăn chuối
  • Mãng cầu

Đây là một trong những loại quả không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Mãng cầu có lượng đường ngọt vượt ngưỡng cho phép. Do đó, người bệnh không nên ăn. Nếu có ăn, bạn cũng không nên ăn quá nhiều.

  • Sầu riêng

Một số người có thể ăn được sầu riêng, một số người thì không. Đây là loại quả theo mùa nhưng nó cũng dễ dàng khiến cho đường huyết của người bệnh tăng cao. Chính vì thế, bạn nên hạn chế ăn sầu riêng nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc chỉ nên ăn với một lượng nhỏ.

Người bệnh tiểu đường ăn trái cây cần lưu ý một số điều:

Để giúp ổn định đường huyết, việc bổ sung trái cây cho cơ thể là điều nên làm. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào để vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vừa đảm được lượng đường trong máu, đó là điều bệnh nhân cần phải biết.

Cụ thể, người bệnh tiểu đường khi ăn trái cây cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Không được ăn trái cây đã được sấy hoặc ép cho khô vì chúng sẽ làm tăng đường huyết trong máu.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước ép sinh tố vì chúng càng khiến cho cơ thể hấp thụ nhiều lượng đường hơn.
  • Chia nhỏ trái cây ra ăn thành nhiều bữa để tránh cơ thể hấp thụ đường quá nhiều trong cùng một lúc.
  • Không nên ăn trái cây nhiều vào buổi tối vì lúc này dạ dày tiêu hóa kém, người bệnh không hoạt động. Điều này sẽ khiến cho cơ thể hấp thụ nhiều đường hơn.
Trên đây là các loại trái cây giúp bệnh nhân tiểu đường nên ăn và cần kiêng để có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
   

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không bác sĩ?    

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hiện đang là một trong những nỗi lo lớn của...

   

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?    

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không là vấn đề...

   

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?    

Thời gian gần đây, chuyên mục chúng tôi có nhận được rất nhiều câu hỏi...

   

Bị bệnh tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không bác sĩ?    

Tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không? Một câu hỏi khiến rất nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *