Mới đây, thông tin một bé gái 15 tuổi tử vong do mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Thực tế cho thấy, bệnh tiểu đường đang dần tấn công vào các đối tượng trẻ tuổi và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, mọi người hãy thận trọng và không nên xem thường bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.
Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi
1/ Thực trạng bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi và những con số cảnh báo đáng lo ngại
Tiểu đường là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như suy tim, suy thận, mù lòa, tai biến mạch máu não,… thậm chí là tử vong. Nếu trước đây, những người mắc bệnh tiểu đường đều là người cao tuổi, sức khỏe yếu thì ngày nay, căn bệnh này đang hướng đến đối tượng là người trẻ tuổi.
Theo thống kê có đến 10 – 15 % bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là trẻ em. Đặc biệt, thời gian gần đây, tỉ lệ các trẻ vị thành niên mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Vào những năm 1976 – 1980, rất hiếm trường hợp bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lại nằm ở lứa tuổi 25-30 tuổi.
Năm 2004, tại Việt Nam đã phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi. Thậm chí, tại Mỹ đã phát hiện ra bé gái 3 tuổi bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và cũng là trường hợp nhỏ tuổi nhất mắc phải căn bệnh này.
Theo Hiệp hội chống đái tháo đường thế giới, hiện nay thế giới có hơn 370 triệu mắc bệnh tiểu đường. Mỗi năm lại có thêm 7 triệu người mắc bệnh, khoảng 50% người bị tiểu đường không phát hiện bệnh kịp thời. Theo đó, cứ 10 giây có 1 người chết vì mắc bệnh tiểu đường. Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Năm 2008 có 5,7% người trưởng thành (30 – 69 tuổi) mắc tiểu đường, nhưng đến nay tỉ lệ người trẻ tuổi mắc tiểu đường đã chiếm khoảng 8%.
Như vậy, những con số thống kê cho thấy một thực trạng kinh hoàng của bệnh tiểu đường. Dường như căn bệnh này đã không còn của riêng một người mà là căn bệnh của thời đại. Mọi người nên hết sức thận trọng, nhất là những người trẻ tuổi.
2/ Vì sao những người trẻ tuổi lại dễ mắc phải bệnh tiểu đường?
Nhiều người quan niệm sai lầm rằng chỉ những người cao tuổi có chế độ ăn uống không phù hợp mới mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực tế căn bệnh này có thể gặp ở trẻ em, trẻ lứa tuổi vị thành niên hay người trưởng thành.
Những người trẻ tuổi thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường do tuyến tụy không tiết đủ insulin hoặc do tế bào không thể sử dụng được insulin, khiến cơ thể thiếu hụt lượng insulin cần thiết, làm tăng đường huyết và gây bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 được gây ra bởi sự ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể làm cho cơ thể tạo nên sức đề kháng đối với insulin. Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường còn do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con cái cũng đứng trước nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi có chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, lạm dụng bia rượu cũng khiến cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng, gây rối loạn chuyển hóa cũng như đề kháng lại với insulin.
3/ Lối sống khoa học, lành mạnh giúp người trẻ tuổi chống lại bệnh tiểu đường
Ở những người trẻ tuổi khi mắc phải bệnh tiểu đường thường có một số triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm thường xuyên, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,… Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi bằng lối sống lành mạnh là rất cần thiết.
- Hãy uống đủ nước mỗi ngày và xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường và những loại thức ăn chiên, xào, cay, nóng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng của cơ thể.
- Luôn vui vẻ, lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức.
Vốn dĩ bệnh tiểu đường khá nguy hiểm, bệnh diễn biến âm thầm và người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, mọi người nên thận trọng với căn bệnh này. Hãy thường xuyên thăm khám, kiểm tra đường huyết định kỳ để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!