Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Thứ Tư, 13-06-2018

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi đang được quan tâm rất nhiều. Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia ĐH Harvard đã khuyến cáo rằng chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu nằm ngoài vòng kiểm soát.

Bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng gì
Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để cải thiện?

Trong quá trình thăm khám và điều trị, bệnh nhân tiểu đường sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi chế độ dinh dưỡng để dễ dàng kiểm soát tình trạng đường trong máu. Vì vậy, có thể nói rằng tiểu đường là một trong số những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tim mạch, thận, tai biến và một số biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị tiểu đường, trong đó có việc cải thiện chế độ dinh dưỡng để làm giảm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì để giúp cải thiện bệnh? Câu trả lời ngay sau đây:

1 – Các loại trái cây ít đường

Trong các loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin thiên nhiên, có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Mặt khác, đường trong trái cây là đường fructose ở dạng tiêu hóa chậm hơn so với đường sucrose tinh luyện. Vì thế, nó không khiến lượng đường trong máu tăng ở mức quá cao hoặc giảm quá thấp. Bên cạnh đó, trong các loại trái cây còn chứa lượng lớn chất xơ và khoáng chất tự nhiên, giúp cân bằng lượng đường ở mức ổn định.

Có thể kể đến một số loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên ăn như táo, ổi, bưởi, cam, dâu tây, các loại trái cây có màu, đậm màu vì những loại trái cây này có chứa nhiều dưỡng chất mà cơ thể cần. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, với lượng tương đương nhau.
  • Không sử dụng trái cây để thay thế các thực phẩm thiết yếu khác.
  • Nên ăn trái cây vào khoảng giữa hai bữa ăn, vì trong trái cây có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng nâng cao hoạt tính của insulin.

Có thể bạn quan tâm: Bị tiểu đường nên ăn những loại trái cây gì?

Bệnh tiểu đường ăn gì
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cam, quýt, kiwi thay cho chuối và các loại trái cây sấy khô

2 – Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là nguồn vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, rau xanh cũng là thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại rau củ giàu tinh bột, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate có trong bắp, khoai tây.

Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại rau xanh, củ quả tươi như bông cải xanh, củ cải, cải xoong, dâu tây, việt quất, mù tạt xanh, rau bina. Bởi đây những loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrat và calo thấp, không làm lượng đường trong máu biến đổi quá nhiều.

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu còn giúp giữ nước, hấp thu acid mật và kéo dài quá trình hấp thu đường, làm giảm nguy cơ tăng lượng đường đột ngột sau khi ăn.

3 – Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung một lượng vừa đủ axit linoleic (CLA) có trong thịt nạc, đặc biệt là thịt bò. Các axit linoleic có thể kích thích quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu. Đồng thời, thực phẩm này còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

Mặt khác, thị nạc là thực phẩm chứa đạm dễ hấp thu sẽ giúp những bệnh nhân bị tiểu đường cải thiện được lượng đường trong máu. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung một lượng nhỏ chất đạm từ các loại hải sản khác nhau như cá bơn, cá trích, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò,… Và đây được xem là nguồn protein dồi dào mà người bệnh tiểu đường nên ăn.

4 – Ăn các loại cá

Cá là thực phẩm được các chuyên gia khuyên dinh dưỡng khuyên ăn ít nhất 2 lần trong tuần. Bởi chúng không chỉ có chứa lượng protein, mà trong cá biển còn chứa lượng lớn axit béo có tác dụng làm giảm cholesterol có hại và tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên ăn cá mỗi ngày để giúp cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

5 – Các chất béo lành mạnh

Chất béo hữu cơ được nhắc đến ở đây chính là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu oliu. Lượng chất béo hữu cơ này giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, hạn chế lượng đường trong máu tăng cao và hạn chế các bệnh về tim mạch. Nguồn chất béo này có nhiều bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó,  dầu đậu phộng, dầu oliu,..

Bệnh tiểu đường nên ăn gì
Dầu thực vật, đạm từ cá hoặc các loại đậu phù hợp với bệnh nhân tiểu đường hơn.

Một lưu ý nhỏ là khi sử dụng dầu oliu, các bạn không nên chế biến ở nhiệt độ cao. Vì chúng có thể sinh ra nhiều độc tố có tác dụng không tốt cho sức khỏe.

6 – Các loại hạt tốt cho người bệnh tiểu đường

Hạt vừng, óc chó, hạnh nhân, hạt é, hạt bí, hạt chia,… được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong những nghiên cứu gần đây, họ đã chứng minh được rằng trong các loại hạt này có công dụng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu rất tốt.

Thành phần Arginine là một acid amin có lợi được tìm ra trong các loại đậu đã chứng minh được khả năng khống chế Insulin và cải thiện sức bệnh của thành mạch máu. Bên cạnh đó, các loại hạt tự nhiên có khả năng điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì mới tốt?

Bệnh tiểu đường vốn là căn bệnh rất “nhạy cảm” với thực phẩm được bổ sung. Chỉ cần bạn áp dụng thực đơn không đúng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Theo các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người bệnh tiểu đường kiêng ăn các loại thực phẩm sau để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

1 – Các loại thực phẩm ngọt

Có thể thấy, các loại thực phẩm có sự xuất hiện của đường tổng hợp là “kẻ thù” lớn nhất của người bệnh tiểu đường. Vì các chuyên gia cho biết:”Khi lượng đường trong máu vượt khỏi ngưỡng giới hạn cho phép thì lập tức chúng ta sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn cung cấp lượng đường tổng hợp vào cơ thể quá nhiều sẽ làm cho đường huyết tăng cao và bùng phát biến chứng nhanh hơn.”

Bệnh tiểu đường kiêng gì
Bánh kẹo, nước ngọt là nguồn thực phẩm không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường kiêng ăn các loại thực phẩm ngọt ngay từ bây giờ. Đặc biệt là các loại nước uống có gas, nước ngọt, bánh, kẹo, mía đường, trái cây có lượng đường lớn như chuối, dưa hấu, xoài…

2 – Tinh bột

Đây là một thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày, nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì cần phải kiêng ăn ở mức tối đa. Vì chúng hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của bạn. Tốt nhất người bệnh nên:

  • Không ăn nhiều cơm, phở, bún trong mỗi bữa ăn.
  • Các loại thức ăn chế biến sẵn như cháo gói, phở ăn liền cũng cần kiêng tuyệt đối.
  • Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc chuyên dụng khác.

3 – Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa hay còn được gọi là mỡ động vật. Đây là thành phần rất dễ khiến cho cơ thể tăng cân ở mức khó kiểm soát, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường kiêng ăn những thực phẩm này. Đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa,…

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì
Người bệnh tiểu đường không nên ăn các thực phẩm này

Ngoài ra, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,… cũng chứa nhiều lượng chất béo bão hòa. Người bệnh tiểu đường cũng không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn chế biến sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,… Bởi vì chúng mang lại tác dụng tiêu cực đối với bệnh nhân tiểu đường.

4 – Thực phẩm có chứa những chất kích thích

Đặc biệt là rượu bia, thuốc lá, thức uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, rất khó để kiểm soát. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường tuyệt đối kiêng những chất nguy hại này.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì
Bia, thuốc lá, chất kích thích không tốt với sức khỏe người tiểu đường

5 – Sữa

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, người bệnh tiểu đường không phải kiêng sữa hoàn toàn, vẫn có thể sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng sữa đã được tách chất béo, sữa không có đường hoặc các loại sửa dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Tốt nhất, nên duy trì mỗi ngày 1 hũ Yaourt không đường vào trước bữa ăn để làm giảm hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng sữa vào buổi sáng và buổi trưa và tuyệt đối không nên dùng vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

6 – Trái cây khô

Theo tổ chức Diabetes UK, trái cây là nguồn năng lượng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng trong đó, trái cây khô thì lại không được khuyến khích sử dụng. Bởi vì, trong quá trình làm trái cây khô, lượng nước trong trái cây mất đi hoàn toàn thay vào đó là một lượng đường rất cao. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây khô.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

Theo thông tin chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố) trên báo Sức khỏe & Đời sống, người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,… Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, bệnh nhân cần phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây để tránh tình trạng tăng đường huyết, ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng, kéo dài tuổi thọ.

  • Chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh & nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Người  bệnh không nên lười vận động, ngồi một chỗ suốt ngày. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây cũng được xem là một phương pháp rất tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Ngay từ bây giờ, bệnh nhân tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng tăng lượng đường huyết trong máu.
Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bị tiểu đường
Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bị tiểu đường đúng cách

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn bệnh tiểu đường khoa học, người bệnh cần chú ý vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày với các môn thể thao phù hợp như đạp xe, bơi lội, đi bộ,.. Đây được coi là phương pháp để kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Những thông tin trên đây có lẽ đã giúp bạn biết được người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bệnh nhân tiểu đường có cơ sở để xây dựng thực đơn cho chính bản thân mình. Bạn nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thức ăn nào, để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe của bệnh nhân.

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
   

Các loại đường dành cho người tiểu đường được người bệnh tin dùng    

Việc sử dụng đường dành cho người tiểu đường sẽ có nhiều tác dụng tốt...

   

Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 như thế nào? Bạn đã biết chưa?    

Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 là việc làm có ý nghĩa rất quan...

   

Địa chỉ khám bệnh tiểu đường tại TP.HCM tốt nhất    

Việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường là vô...

   

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường? [Bác sĩ giải đáp]    

Gần đây chuyên mục chúng tôi thường xuyên nhận được thư của quý độc giả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *